Nhận Biết Trẻ Bị Dị Vật Đường Thở

Nhận Biết Trẻ Bị Dị Vật Đường Thở

Ngày đăng: 22/10/2024 01:53 PM

    Trẻ đang bú, đang ăn hoặc đang chơi đột nhiên lên cơn ho sặc sụa, mặt đỏ và/ hoặc tím tái, vã mồ hôi, thở gắng sức, ý thức trẻ lịm dần...

    Nếu dị vật gây tắc nghẽn đường thở hoàn toàn có thể ngưng thở ngay lập tức, tiếp đó hôn mê và tử vong.

    Những sai lầm thường gặp phải trong sơ cứu hóc dị vật.

    Nhiều bậc phụ huynh mắc sai lầm khi sơ cứu cho trẻ bị hóc dị vật, khiến tình trạng của trẻ không giải quyết được mà còn nặng hơn như:

    Nhiều phụ huynh mất bình tĩnh để nhận định có phải trẻ bị hóc dị vật đường thở không? Thiếu kiến thức về xử trí sơ cứu không đúng cách khi trẻ bị hóc dị vật.

    ĐỐI VỚI TRẺ DƯỚI 2 TUỔI

     

     

    ======== xem thêm các bệnh lý khác ở trẻ em

    Cố gắng lấy tay hoặc các vật khác vào miệng trẻ để móc dị vật ra: có thể làm dị vật xuống sâu hơn, hoặc gây trầy xước, chấn thương niêm mạc vùng hầu họng của trẻ.

    Sử dụng một số mẹo dân gian như: cho trẻ nuốt cơm, hoa quả,...điều này có thể khiến tình trạng hóc dị vật trở nên nghiêm trọng hơn.

    Vuốt xuôi ngực: Mỗi khi trẻ sặc hay nghẹn, nhiều bậc phụ huynh vuốt ngực cho trẻ, đây là cách làm sai vì có thể làm dị vật chui sâu hơn vào đường thở

    Nên làm gì khi trẻ bị hóc dị vật?

    Cha mẹ bình tĩnh, đứng bên cạnh cổ vũ, động viên trẻ tiếp tục ho. Phản xạ ho và ọe có thể giúp trẻ tống được vật thể lạ ra ngoài.

    Tuyệt đối không dùng ngón tay mò mẫm tìm vật lạ, không cho trẻ uống bất cứ thứ gì, vì như vậy bạn có thể vô tình đẩy vật này vào sâu hơn. Chỉ móc ra những thứ mà bạn nhìn thấy.

    Nếu sau khi cơn ho dịu đi, bạn vẫn tiếp tục nghe thấy thở ồn ào hay tiếng ho thì hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức, có thể vật lạ đã đi sâu vào phế quản, dễ gây viêm phế quản phổi tái diễn nếu không xử trí triệt để.

    Nếu bé thở khó khăn trong vòng vài phút, đưa đi cấp cứu ngay để gắp dị vật ra.

    - Nếu trẻ xuất hiện tím tái, khó thở, ngưng thở, không khóc được hoặc khóc yếu, không nói được, cha mẹ nhanh chóng gọi cấp cứu, tiến hành sơ cứu kịp thời, đúng cách.

    Trẻ hôn mê:

    - Để trẻ nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi trẻ.

    - Đặt gốc một lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới xương ức, đặt tiếp bàn tay thứ hai chồng lên bàn tay thứ nhất.

    - Ẩn 5 cái đột ngột, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên.

    - Sau đó kiểm tra đường thở. Nếu dị vật chưa rơi ra ngoài thì tiếp tục lặp lại các bước như trên cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở.

    Chú ý: Nếu trẻ ngưng thở

    - Gọi cấp cứu ngay.

    - Bắt đầu hồi sức tim phổi ( hà hơi thổi ngạt và ấn tim ngoài lồng ngực) tỉ lệ 2 lần thổi ngạt và 30 lần ép tim cứ như vậy đến khi nhân viên y tế đến nơi.

    Phòng khám Bs Trịnh - nơi chuyên thực hiện thủ thuật lấy dị vật tai mũi họng cho cả người lớn và trẻ em.

    Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi bạn hoặc người thân bị dị vật vùng tai mũi họng

    =========================

    Phòng khám Bác Sĩ Trịnh - Trao bạn sự chăm sóc tận tâm nhất

    Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần, từ 06h30 - 20h00

    Hotline: 0866.620.892 - 0935.716.563

    Địa chỉ : Pk Bs Trịnh -Cầu II, Đồng Tiến, Đồng Phú, Bình Phước ( gần trung tâm thành phố Đồng Xoài)